Quả Lê Chile rất dễ nhận biết về đặc trưng của nó với ba màu xanh – đỏ – vàng xen kẽ rất đẹp. Quả lê Chile không tròn như quả Lê vàng của Việt Nam nhưng cũng không dài như quả Lê Nam Phi.
Lê Chile có vị ngọt dịu, mát lạnh và mềm rất phù hợp cho trẻ em và người già. Đây là loại trái cây sử dụng rất tốt vào mùa hè vì nó có tính lạnh, thanh nhiệt và giải độc cao.
Sản phẩm tuyệt đối an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Quả lê không chỉ là loại trái cây ngon, mát mà còn là một loại có rất nhiều công dụng trong y học và làm đẹp. Chúng ta hãy cùng tham khảo tác dụng tuyệt với của LOẠI THUỐC TỪ QUẢ LÊ dưới đây.
Thường ngày ta vẫn ăn lê nhưng ít ai quan tâm đến tác dụng dùng lê làm thuốc để chữa bệnh. Trong thực tế, lê được coi là một vị thuốc tuyệt vời bởi những giá trị trị liệu, được người xưa sử dụng từ lâu.
Chẳng hạn với Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân đã ghi: “Lê nhuận phổi, mát tim, tiêu đờm, hạ hỏa, giải độc vết thương, giải độc rượu”. Trong Bản thảo cầu nguyên cũng viết: “Nước lê nấu cháo trị cam nhiệt và hôn mê do phong nhiệt ở trẻ em”. Bản thảo kinh sở cũng viết: Lê nhuận phổi, tiêu đờm, hạ hỏa, từ nhiệt. Hễ chỗ nào đau, mạch yếu, phát nhiệt hoặc bị nhọt, ăn lê có thể làm giảm nhẹ bệnh tình…
Quả lê trong Đông y
Đông y cũng cho rằng lê có vị ngọt, hơi chua, tính mát có tác dụng tạo nước bọt, nhuận táo, thanh nhiệt, tiêu đờm nên chữa được các chứng khát nước, nước bọt ít do nhiệt, ho do nhiệt, kinh sợ do đàm nhiệt, bí tiện…
Y học hiện đại nghiên cứu về quả lê cũng ghi nhận lê có tác dụng hạ huyết áp, bệnh tim, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh có thể dẫn đến loạn nhịp. Trong lê chứa nhiều chất như đường, các vitamin…, bởi vậy, với người bị viêm gan, xơ gan, ăn lê sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh.
Xin giới thiệu một số phương thuốc từ loại quả này:
Nước uống trị bệnh nóng
Rễ rau tươi thông thường 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ bỏ hạt, mã thầy 500g gọt sạch vỏ, ngó sen tươi 500g bỏ đốt, mạch môn đông tươi 50g. Thái nhỏ tất cả các vị trên, giã nát, cho vào vải sạch, vắt lấy nước cốt. Uống nguội hoặc uống ấm đều được, ngày uống vài lần.
Loại nước này có tác dụng giải nhiệt bên trong, đi vào phế kinh nên thích hợp với những người bị khô họng, bực bội, bứt rứt trong người hoặc cảm nắng.
Tiêu đờm, giảm ho
Lê giã vắt lấy nước, đun thành cao càng tốt. Pha thêm nước gừng và mật ong lượng vừa phải vào nước lê hay cao lỏng lê. Ngậm hỗn hợp này nhiều lần trong ngày.
Trị ho khan, tiêu đờm
Bỏ ruột quả lê, cho 5g bột xuyên bối vào rồi hầm chín. Ngày ăn 2 quả.
Chữa khàn, mất tiếng
Dùng tuyết lê giã lấy nước. Ngậm nước này trong họng, ngày vài lần sẽ khỏi mất tiếng.
Trẻ không chịu ăn, tinh thần hoảng loạn
Lấy 3 quả lê thái nhỏ, dùng 2 lít nước đun với lê thái nhỏ, cạn còn 1 lít bỏ cặn, cho gạo vào chừng 10 thìa nấu thành cháo, ăn nhiều lần.
Nước lê thu và ngó sen trắng
Lê thu 500g, ngó sen trắng 500g. Rửa sạch quả lê thu, gọt vỏ bỏ hạt, ngó sen bỏ đốt. Hai thứ đều thái nhỏ rồi dùng vải bọc vắt lấy nước, uống thay trà trong ngày. Nước này làm thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế, trị ho… Ngoài ra có thể dùng kết hợp trong điều trị các bệnh ho, sốt, khô miệng, họng.
Bối, lê hầm phổi heo
Phổi heo 250g, xuyên bối 10g, lê tuyết 2 quả, đường phèn 10g. Gọt vỏ lê cắt thành miếng, phổi heo thái nhỏ rửa sạch, sau đó cho lê, phổi heo, xuyên bối vào nồi đất, thêm đường phèn, nước lã đun nhỏ lửa đến khi phổi heo chín là được, ăn ngày 1 lần.
Món này có tác dụng điều trị các bệnh nhiệt do âm hư, với các triệu chứng ho khan, ít đờm, ho khan khạc ra máu, đại tiện khô, lao phổi hoặc các bệnh nhiệt do khí hậu khô hanh gây nên.
Lê nấu với gạo nếp
Gạo nếp 300g, lê tươi 2 quả chừng 250g, nhân đậu 100g, đường trắng 150g, mật ong 50g, mơ xanh, bột sơn trà, tinh bột mỗi thứ 15g, hoa quế tẩm đường 2g, mỡ lợn nước 10g. Vo sạch gạo nếp, ngâm nước 30 phút, sau lại đổ vào nước sôi chờ chín chừng 7 phần thì vớt ra để ráo nước, cho 50g đường và mật ong vào trộn đều. Lê rửa sạch gọt vỏ, cắt bỏ hai đầu, lấy sạch hạt, bổ dọc thành từng miếng hình cái lược, quét mỡ lợn quanh bát to (hay thấu), xếp lê theo viền bát, đổ gạo nếp vào bát nhưng ở giữa gạo phải có nhân đậu, phủ ở trên một lớp gạo nếp, cho vào ít nước rồi đun cách thủy bằng lửa to sau 1 giờ là được.
Hoặc cho vào nồi 200ml nước bột, cho 100g đường trắng còn lại và cả hoa quế tẩm đường đun nhuyễn cùng tinh bột. Sau đó đổ vào khay, rắc bột sơn trà và mơ xanh lên. Ăn cả 2 thứ trên có tác dụng thanh phế giải nhiệt, khai vị, sinh nước bọt.
Lưu ý: Lê có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ hại tỳ vị do đó không nên dùng cho người có tỳ vị hư hoặc bị viêm ruột.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét